DIỄN ĐÀN TRÀ VINH - TRA VINH FORUM
Mời Bạn đăng nhập hoặc đăng kí để tham gia diển đàn!
DIỄN ĐÀN TRÀ VINH - TRA VINH FORUM
Mời Bạn đăng nhập hoặc đăng kí để tham gia diển đàn!
DIỄN ĐÀN TRÀ VINH - TRA VINH FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN TRÀ VINH - TRA VINH FORUM

DESIGN BY MINH HOÀNG
 
Trang ChínhGiáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon10GalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIENDANTRAVINH.FORUM-VIET.COM!
NƠI HỌC TẬP TRAO ĐỔI KIẾN THỨC VÀ VUI CHƠI GIẢI TRÍ ĐẦY SÔI ĐỘNG.
HÃY ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN ĐỂ THAM GIA DIỄN ĐÀN. CHÚC CÁC BẠN VUI VẺ!
Latest topics
» Cảnh đẹp ở Trà Vinh.
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeSat Mar 07, 2015 4:48 pm by Admin

» chào các bạn
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeFri Nov 22, 2013 8:36 pm by phongvilla

» NHỮNG CÂU PHÁT NGÔN CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeMon Oct 28, 2013 5:29 pm by Admin

» Địa chỉ ép bánh mâm xe máy
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeWed Jul 10, 2013 8:14 pm by hoangpc.info

» Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeWed Jul 03, 2013 7:03 pm by Admin

» Kiếm tiền không cần bằng cấp
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeWed Jun 19, 2013 2:43 pm by Admin

» 10 kinh nghiệm vàng trong cuộc sống
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeMon May 13, 2013 8:13 pm by Admin

» Phần mềm chuyển file word sang pdf miển phí!
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeSun May 12, 2013 6:48 pm by Admin

» Phần mềm quét drivers tự động
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeFri Apr 26, 2013 3:52 pm by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN


 

 Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Nam Tổng số bài gửi : 158
Điểm Số : 469
Birthday : 03/02/1987
Join date : 12/08/2012
Tuổi : 37
Đến từ : Trà Vinh
Job/hobbies : Admin

Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản   Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản I_icon_minitimeWed Jul 03, 2013 7:03 pm

Các linh kiện điện tử cơ bản
Như đã đề cập trong phần trước, các linh kiện điện tử cơ bản trong một mạch điện tử bao gồm:[You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.]. Do đây là các linh kiện cơ bản nên việc đầu tiên khi làm quen với các linh kiện này đó là cách nhận biết các loại linh kiện khác nhau, đồng thời đọc được giá trị các loại linh kiện khác nhau.
Phân loại điện trở và cách đọc điện trở
Như đã đề cập,nói một cách nôm na, điện trở đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện. Chính vì thế, khi sử dụng điện trở cho một mạch điện thì một phần năng lượng điện sẽ bị tiêu hao để duy trì mức độ chuyển dời của dòng điện. Nói một cách khác thì khi điện trở càng lớn thì dòng điện đi qua càng nhỏ và ngược lại khi điện trở nhỏ thì dòng điện dễ dàng được truyền qua.Khi dòng điện cường độ I chạy qua một vật có điện trở R, điện năng được chuyển thành nhiệt năng với công suất theo phương trình sau:
P = I2.R
trong đó:
P là công suất, đo theo W
I là cường độ dòng điện, đo bằng A
R là điện trở, đo theo Ω
Chính vì lý do này, khi phân loại điện trở, người ta thường dựa vào công suất mà phân loại điện trở. Và theo cách phân loại dựa trên công suất, thì điện trở thường được chia làm 3 loại:
- Điện trở công suất nhỏ
- Điện trở công suất trung bình
- Điện trở công suất lớn.
Tuy nhiên, do ứng dụng thực tế và do cấu tạo riêng của các vật chất tạo nên điện trở nên thông thường, điện trở được chia thành 2 loại:
- Điện trở: là các loại điện trở có công suất trung bình và nhỏ hay là các điện trở chỉ cho phép các dòng điện nhỏ đi qua.
- Điện trở công suất: là các điện trở dùng trong các mạch điện tử có dòng điện lớn đi qua hay nói cách khác, các điện trở này khi mạch hoạt động sẽ tạo ra một lượng nhiệt năng khá lớn. Chính vì thế, chúng được cấu tạo nên từ các vật liệu chịu nhiệt.
Để tiện cho quá trình theo dõi trong tài liệu này, các khái niệm điện trở và điện trở công suất được sử dụng theo cách phân loại trên.
Cách đọc giá trị các điện trở này thông thường cũng được phân làm 2 cách đọc, tuỳ theo các ký hiệu có trên điện trở. Dưới đây là hình về cách đọc điện trở theo vạch màu trên điện trở.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Đối với các điện trở có giá trị được định nghĩa theo vạch màu thì chúng ta có 3 loại điện trở: Điện trở 4 vạch màu và điện trở 5 vạch màu và 6 vạch màu. Loại điện trở 4 vạch màu và 5 vạch màu được chỉ ra trên hình vẽ. Khi đọc các giá trị điện trở 5 vạch màu và 6 vạch màu thì chúng ta cần phải để ý một chút vì có sự khác nhau một chút về các giá trị. Tuy nhiên, cách đọc điện trở màu đều dựa trên các giá trị màu sắc được ghi trên điện trở 1 cách tuần tự:
Đối với điện trở 4 vạch màu
- Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Đối với điện trở 5 vạch màu
- Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Ví dụ như trên hình vẽ, điện trở 4 vạch màu ở phía trên có giá trị màu lần lượt là: xanh lá cây/xanh da trời/vàng/nâu sẽ cho ta một giá trị tương ứng như bảng màu lần lượt là 5/6/4/1%. Ghép các giá trị lần lượt ta có 56x104Ω=560kΩ và sai số điện trở là 1%.
Tương tự điện trở 5 vạch màu có các màu lần lượt là: Đỏ/cam/tím/đen/nâu sẽ tương ứng với các giá trị lần lượt là 2/3/7/0/1%. Như vậy giá trị điện trở chính là 237x100=237Ω, sai số 1%.
Phân loại tụ điện và cách đọc tụ điện
Tụ điện theo đúng tên gọi chính là linh kiện có chức năng tích tụ năng lượng điện, nói một cách nôm na. Chúng thường được dùng kết hợp với các điện trở trong các mạch định thời bởi khả năng tích tụ năng lượng điện trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời tụ điện cũng được sử dụng trong các nguồn điện với chức năng làm giảm độ gợn sóng của nguồn trong các nguồn xoay chiều, hay trong các mạch lọc bởi chức năng của tụ nói một cách đơn giản đó là tụ ngắn mạch (cho dòng điện đi qua) đối với dòng điện xoay chiều và hở mạch đối với dòng điện 1 chiều.
Trong một số các mạch điện đơn giản, để đơn giản hóa trong quá trình tính toán hay thay thế tương đương thì chúng ta thường thay thế một tụ điện bằng một dây dẫn khi có dòng xoay chiều đi qua hay tháo tụ ra khỏi mạch khi có dòng một chiều trong mạch. Điều này khá là cần thiết khi thực hiện tính toán hay xác định các sơ đồ mạch tương đương cho các mạch điện tử thông thường.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại tụ điện khác nhau nhưng về cơ bản, chúng ta có thể chia tụ điện thành hai loại: Tụ có phân cực (có cực xác định) và tụ điện không phân cực (không xác định cực dương âm cụ thể).
Để đặc trưng cho khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện, người ta đưa ra khái niệm là điện dung của tụ điện. Điện dung càng cao thì khả năng tích trữ năng lượng của tụ điện càng lớn và ngược lại. Giá trị điện dung được đo bằng đơn vị Farad (kí hiệu là F). Giá trị F là rất lớn nên thông thường trong các mạch điện tử, các giá trị tụ chỉ đo bằng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF) hay picro Fara (pF).
1F=106μF=109nF=1012pF
Tụ hoá

[You must be registered and logged in to see this image.]

Tụ hóa là một loại tụ có phân cực. Chính vì thế khi sử dụng tụ hóa yêu cầu người sử dụng phải cắm đúng chân của tụ điện với điện áp cung cấp. Thông thường, các loại tụ hóa thường có kí hiệu chân cụ thể cho người sử dụng bằng các ký hiệu + hoặc = tương ứng với chân tụ.
Có hai dạng tụ hóa thông thường đó là tụ hóa có chân tại hai đầu trụ tròn của tụ (tụ có ghi 220μF trên hình a) và loại tụ hóa có 2 chân nối ra cùng 1 đầu trụ tròn (tụ có ghi giá trị 10μF trên hình a). Đồng thời trên các tụ hóa, người ta thường ghi kèm giá trị điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được. Nếu trường hợp điện áp lớn hơn so với giá trị điện áp trên tụ thì tụ sẽ bị phồng hoặc nổ tụ tùy thuộc vào giá trị điện áp cung cấp. Thông thường, khi chọn các loại tụ hóa này người ta thường chọn các loại tụ có giá trị điện áp lớn hơn các giá trị điện áp đi qua tụ để đảm bảo tụ hoạt động tốt và đảm bảo tuổi thọ của tụ hóa.
Tụ Tantali

[You must be registered and logged in to see this image.]

Tụ Tantali cũng là loại tụ hóa nhưng có điện áp thấp hơn so với tụ hóa. Chúng khá đắt nhưng nhỏ và chúng được dùng khi yêu cầu về tụ dung lớn nhưng kích thước nhỏ.
Các loại tụ Tantali hiện nay thường ghi rõ trên nó giá trị tụ, điện áp cũng như cực của tụ. Các loại tụ Tantali ngày xưa sử dụng mã màu để phân biệt. Chúng thường có 3 cột màu (biểu diễn giá trị tụ, một cột biểu diễn giá trị điện áp) và một chấm màu đặc trưng cho số các số không sau dấu phẩy tính theo giá trị μF. Chúng cũng dùng mã màu chuẩn cho việc định nghĩa các giá trị nhưng đối với các điểm màu thì điểm màu xám có nghĩa là giá trị tụ nhân với 0,01; trắng nhân 0,1 và đen là nhân 1. Cột màu định nghĩa giá trị điện áp thường nằm ở gần chân của tụ và có các giá trị như sau:
vàng=6,3V
Đen= 10V
Xanh lá cây= 16V
Xanh da trời= 20V
Xám= 25V
Trắng= 30V
Hồng= 35V
Tụ không phân cực

[You must be registered and logged in to see this image.]
Các loại tụ nhỏ thường không phân cực. Các loại tụ này thường chịu được các điện áp cao mà thông thường là khoảng 50V hay 250V. Các loại tụ không phân cực này có rất nhiều loại và có rất nhiều các hệ thống chuẩn đọc giá trị khác nhau.
Rất nhiều các loại tụ có giá trị nhỏ được ghi thẳng ra ngoài mà không cần có hệ số nhân nào, nhưng cũng có các loại tụ có thêm các giá trị cho hệ số nhân. Ví dụ có các tụ ghi 0.1 có nghĩa giá trị của nó là 0,1μF=100nF hay có các tụ ghi là 4n7 thì có nghĩa giá trị của tụ đó chính là 4,7nF
Các loại tụ có dùng mã
[You must be registered and logged in to see this link.]
Tụ thường
Mã số thường được dùng cho các loại tụ có giá trị nhỏ trong đó các giá trị được định nghĩa lần lượt như sau:
- Giá trị thứ 1 là số hàng chục
- Giá trị thứ 2 là số hàng đơn vị
- Giá trị thứ 3 là số số không nối tiếp theo giá trị của số đã tạo từ giá trị 1 và 2.Giá trị của tụ được đọc theo chuẩn là giá trị picro Fara (pF)
- Chữ số đi kèm sau cùng đó là chỉ giá trị sai số của tụ.
Ví dụ: tụ ghi giá trị 102 thì có nghĩa là 10 và thêm 2 số 0 đằng sau =1000pF = 1nF chứ không phải 102pF
Hoặc ví dụ tụ 272J thì có nghĩa là 2700pF=2,7nF và sai số là 5%
Về Đầu Trang Go down
https://diendantravinh.forum-viet.com
 
Giáo trình Điện tử cơ bản/Các linh kiện điện tử cơ bản
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Motorola công bố 3 điện thoại mới
» Đà Nẵng lắp đặt "bộ não" chính quyền điện tử
» Điện thoại chạy Firefox OS ra mắt vào năm 2013
» Quy trình tuyển Mod
» Cô giáo tự tử trước lãnh đạo bị cấm đến trường?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN TRÀ VINH - TRA VINH FORUM :: Không Gian IT :: SOFTWARE-
Chuyển đến